Kỹ thuật ngân bằng cường độ hơi: động tác làm cữ…

Tức là động tác chỉ có tác dụng làm chuẩn cho tần số ngân chứ không thực sự tác động trực tiếp vào luồng hơi.

Kiểu như một cách “trực quan hóa” mốc chuẩn vậy.

Có thể dùng chân để “đánh nhịp”.

Mình thì dùng bàn tay cầm kèn để thực hiện động tác “oa oa” giả, “vỗ vỗ” mấy ngón tay vào không khí rồi điều chỉnh hơi thở theo nhịp đó.

Đăng bởi HarmonicaFreshman

Ờ-bao-tờ du

Tham gia bình luận

10 bình luận

  1. Là sao anh? Em không hiểu lắm ạ?
    À mà anh ơi, trên lý thuyết thì ngân bằng cuống họng không thay đổi cao độ note mà chỉ thay đổi cường độ (tremolo) thôi đúng không ạ? Nhưng gần đây em có nghiên cứu chút đỉnh, theo mấy tài liệu tiếng Anh em tìm được thì người ta hoàn toàn có thể tạo ra vibrato bằng họng. Chính xác là kỹ thuật throat vibrato, em cũng tập kỹ thuật này theo đúng phương pháp trong tài liệu thì thấy nó không khác gì ngân cuống họng mà dân Việt Nam mình hay gọi. Và em cũng đã đo bằng Ap turner, kết quả là quả thật kim có dao động (trong khoảng -25 đổ lại), tức là đúng thật nó là vibrato. Cũng trong tài liệu cũng có nói là ta có thể kết hợp tremolo và vibrato trong diễn tấu để note nhạc thêm truyền cảm. Mà cái này em nghĩ dùng throat vibrato có vẻ dễ thực hiện
    Không biết anh nghĩ sao ạ? 🙂

    1. Về bài viết ở trên thì bạn cứ xem cái tay bên ngoài giống như người chỉ huy dàn nhạc vậy đó, ông đó không trực tiếp đàn, nhưng các nhạc công nhìn ổng để đàn theo. Tại vì mình chưa tạo ra một nhịp ngân thầm lặng bên trong não tốt nên mình tự tạo ra một “ông chỉ huy dàn nhạc” bên ngoài ấy mà 😀
      Về ngân thì bạn nói đúng, là trong thực tế không có kỹ thuật ngân nào chỉ dao động đơn thuần cao độ (vibrato), cường độ (tremolo) hoặc âm sắc, mà là một sự kết hợp của cả ba. Mình có viết một bài như vậy rồi, nhưng còn sơ khai 🙂 Tuy nhiên, tùy kỹ thuật mà một đặc tính nào đó trội hơn. Âm thanh điện tử do máy tính hoặc đàn điện tạo ra thì có thể thuần hơn.
      Bạn có thể cho mình cái nguồn về throat vibrato được không?

    1. Rồi, mình đã đọc xong 🙂
      Mình cũng xem video clip của J P Allen dạy throat vibrato. Cũng có xem thêm clip của Christelle Berthon.
      Đây chỉ là mấy ý kiến riêng của mình, có thể đúng có thể sai, nhưng mà hy vọng bạn tham khảo được:
      Có vẻ như kỹ thuật throat vibrato này xoay quanh cách phát âm súng máy như bạn đã nói, hay còn gọi là kỹ thuật ngân “dê kêu” be… he… he… he 😆
      Nếu bạn hít hơi vào thật sâu, rồi nín thở lại, thì cái cơ quan mà giữ cho không khí không thoát ra được gọi là nắp thanh môn. Khi bạn thấy khó thở quá và thở ào ra, thì cái nắp thanh môn đó mở ra. “Dê kêu” hay “súng máy” cũng là đóng mở cái nắp đó, bạn thử xem có giống không.
      Cách ngân dê kêu sẽ đóng và mở luồng khí một cách đột ngột nhiều lần (chặn rồi bật ra, kiểu như vậy).
      Nếu dùng không khéo thì nghe sẽ hơi thô. Nếu vẽ đồ thị sóng cường độ thì sóng sẽ đi dốc đứng hơn. Tuy nhiên nếu có kinh nghiệm thì sẽ cải thiện hơn, tức là luồng hơi sẽ ít thay đổi đột ngột hơn.
      Kỹ thuật này mình dùng chủ yếu để ngắt nốt, không phải để ngân.
      Còn cách mà mình dùng nghiêng về dùng sức mạnh của cơ thở nhiều hơn, kết hợp với nâng hạ hàm liên tiếp để thay đổi độ rộng của đường khí.
      Cách của mình tương tự như thế này: bạn ngậm miệng lại, hít một ít hơi vào, đừng thở qua mũi, rồi đẩy hơi cho phồng má lên, rồi lại làm cho má xẹp xuống, không có không khí nào đi ra đi vào mũi hay miệng hết, rồi làm liên tiếp như vậy. Lưu ý là đừng có nâng hạ cằm, cứ giữ nguyên cằm, nếu không thì không đúng ý mình muốn nói đâu 😀 Ngân cách của mình chỉ khác là luồng hơi có lối thoát qua kèn thôi. Cái khó là làm sao cho nhanh và đều, cả về thời gian và lực. Há miệng nhỏ ra thì sẽ thấy dễ hơn (dù má không phồng hay xẹp xuống). Cơ bụng và ngực có tham gia vào, nhưng ban đầu sẽ hơi khó hình dung.
      Đồ thị sóng cường độ thì sẽ thoải hơn, bởi vì không có chặn và bật hơi đột ngột.
      Mình sẽ bàn tiếp nha, người nhà bắt đầu cằn nhằn rồi 😀
      Rồi, mình nói tiếp:
      Cách ngân dê kêu nếu dùng nhanh thì tốt, các sóng sẽ sát vào nhau. Nhưng nếu dùng chậm thì các chỗ yếu và các chỗ mạnh nó phân biệt nhau rõ quá, nghe giống như hiệu ứng echo (tiếng vọng) chứ không phải ngân.
      Còn cách ngân cơ thở thì giống như thở “phù phù phù” có tách ra và liên tiếp, chỉ một chiều hơi (miễn là đừng đóng mở nắp thanh môn) thì dùng chậm vẫn không bị thô quá, bởi vì sóng thoải hơn, chỗ mạnh chỗ yếu chuyển tiếp nhẹ nhàng hơn.
      Có lẽ là tùy trường hợp mà chọn.

  2. Em không hiểu lắm ạ, cách anh là gì ạ, nó khác gì so với throat vibrato ạ? 🙂
    Cách em (không biết là cái quái gì luôn :D) thì em thấy đồ thị dao động là 1 hình sin khá ổn định, không bị thay đổi đột ngột
    Mà cái throat vibrato có làm thay đổi cao độ đúng không ạ? Tức nó là vibrato đó ạ?

    1. Throat vibrato là đóng mở nắp thanh môn, còn dùng cơ thở là dùng ngực và bụng ép hơi ra thành từng đợt (đẩy ra, rồi ngưng (hay đẩy chậm lại), rồi đẩy ra, rồi ngưng hơi. Ngưng hơi khác với nín hơi (nén hơi), tức là không có sự đóng mở nắp thanh môn). Mình có cập nhật ở trên rồi đó 🙂
      Mình chưa dùng AP Tuner nhưng bạn nói thì mình tin. Máy móc nó tinh tường hơn con người nhiều.
      Mình chưa hiểu vì sao dân Tây nó lại dùng throat VIBRATO, bởi vì hiệu ứng vibrato rõ ràng không thể đọ lại với bend vibrato.
      Tuy nhiên về mặt dùng tai nghe thì throat vibrato giống như tremolo hơn. Mình nghĩ dùng tai đánh giá sẽ tốt hơn, bởi vì đó là những gì tụi mình muốn thính giả nghe thấy 🙂
      Bạn cứ dùng cách gì cũng được, miễn thu âm rồi nghe lại thấy ổn là được. Dù ngay thời điểm hiện tại thì bạn còn chưa hiểu là cơ thể của mình nó làm thế nào mà ngân hay như thế, thì qua một thời gian dài bạn sẽ nghiệm ra. Mình cũng vậy thôi 🙂
      Hay là nếu bạn còn băn khoăn quá thì bạn ghi âm lại để mình nghe thử, đóng vai thính giả luôn 🙂 . Bạn thử ngân nhanh, rồi ngân chậm, có lẽ sẽ dễ phân biệt hơn. Điện thoại di động thì hơi kém, nhưng có lẽ có còn hơn không 😀

  3. Em nghĩ là đối với chromatic thì throat vibrato hay hơn chứ ạ, bởi vì bend thì chro không được tốt lắm. Hơn nữa đối với nhạc cổ điển thì dường như không nên dùng bend. Mà cái quan trọng nhất là em không bend được haha 😀
    Mấy ngày nay em bận làm hồ sơ với chuẩn bị nhập học, khi nào rảnh em thu âm rồi gửi cho anh được không ạ? :). Mà anh đang ở đâu vậy ạ? Có gì mai mốt em xuống anh em mình đàm đạo

    1. Theo mình thì throat vibrato nghe giống như tremolo hơn, mà lại không mềm bằng ngân cơ thở (một số nơi Tây nó kêu là diaphragm vibrato???), vậy thì chuyển sang dùng ngân cơ thở luôn cho nó dứt khoát, đỡ có lỡ nhỡ nửa ngân nửa ngắt hơi như throat vibrato. Mình dùng mấy chữ “ngân cơ thở” thì sẽ đỡ bị hiểu lầm hơn, đồng thời cũng tránh không chính xác quá, lại xung đột với “diaphragm vibrato” mà một số nơi người ta dùng quen rồi. Theo mình thì đúng ra phải là “diaphragm tremolo”.
      Mình không có ý nói là dùng bend vibrato, mà mình chỉ so sánh thôi, về mặt từ ngữ. Đôi khi người ta dùng từ mà có vẻ như không đúng, nhưng tụi mình cũng phải chấp nhận, tuy nhiên phải biết bản chất của tụi nó để không bị lầm.
      Chúc mừng bạn nha 😀 😀 😀 Bạn vào khoa nào vậy?

  4. Vậy ngân cuống họng là cái gì ạ? Có dính líu gì tới mấy cái kia không ạ? Nói một hồi em loạn luôn rồi 🙂
    Em học cơ điện tử anh ạ, cảm ơn anh hehe :). À mà anh chưa trả lời em anh ở đâu à nha! 😀

    1. Trong cái nguồn bạn dẫn thì throat vibrato có đến mấy động tác tham gia vào: súng máy, cơ hoành và bend, làm người đọc bị rối, thành ra throat vibrato của bài viết đó khá là phức tạp.
      Mình có đọc thêm vài nguồn khác, và xem một số video clip, và thấy rằng hầu như chỗ nào cũng đề cập đến súng máy hoặc dê kêu hết, cho nên mình đoán súng máy là đặc tính chủ yếu của throat vibrato. Không có súng máy thì không có throat vibrato. Mấy cái khác chỉ là thêm thắt và làm mềm cái súng máy đi.
      Vậy thôi nha 😀 Chúc bạn vui trong năm học mới 😀

Bạn nghĩ gì về bài viết này?

Gửi phản hồi cho harmonicafreshman Hủy trả lời